Luật công bằng tài chính là cụm từ đang hot rần rần trên mạng những ngày gần đây. Đối với những anh em là những người hâm mộ môn thể thao vua thì cụm từ này anh em đã được nghe qua rất nhiều lần. Vậy điều luật này nghĩa là gì, hãy cùng truc tiep bong da Về Bờ TV tìm hiểu về nó trong bài viết dưới đây nhé.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì?
Luật công bằng tài chính (tên tiếng anh Financial Fair Play – viết tắt là FFP) được đưa ra dưới sự chỉ đạo của cựu chủ tịch UEFA ông Michel Platini và đồng sự vào 2009. Điều luật này được đưa ra để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh giữa những CLB bóng đá tại Châu Âu.
Theo đó, tất cả các câu lạc bộ sẽ phải công khai ngân sách tài chính của họ, đặc biệt là những giao dịch mua bán hay chuyển nhượng cầu thủ. Điều luật này được đưa vào hoạt động từ 01/01/2011.
Kể từ khi ban hành điều luật này, nền bóng đá châu Âu đã có một bước ngoặt lớn. Đặc biệt, điều luật này không cho phép những đội bóng có tiềm lực tài chính kém tham gia thi đấu cúp Châu Âu.
Luật công bằng tài chính ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Năm 2009, FFP được ban quản lý tài chính của UEFA bàn bạc và soạn thảo.
- Năm 2011, FFP chính thức được công bố trong làng bóng và có hiệu lực chính thức vào 01/06/2011.
Cựu chủ tịch UEFA ông Michel Platini đã từng phát biểu: “ 50% các câu lạc bộ đang chi tiền một cách quá phung phí và điều này đang dần trở thành một trào lưu”. Để ngăn chặn trào lưu lãng phí này, UEFA đã ban hành luật công bằng tài chính để hạn chế tình trạng các CLB sử dụng “Doping tài chính”.
Điều luật này được ra đời vào 2009 – một năm mà nhiều CLB chi rất nhiều tiền để mua bán, chuyển nhượng cũng như trả lương cho cầu thủ. Tuy nhiên, trái lại với khoản chi này thì khoản thu của họ lại rất hạn chế, thậm chí vẫn còn tồn động nợ xấu.
Tuy nhiên, các CLB này vẫn hoạt động dưới sự nâng đỡ của những ông chủ giàu có. Và từ khi FFP ra đời, họ buộc phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về các khoản chi cho trả lương và chuyển nhượng cầu thủ.
Luật bình đẳng tài chính còn kiểm soát các yếu tố đầu ra như lương, chi phí chuyển nhượng,… cùng với doanh thu đầu vào của việc bán vé, bản truyền hình hay những hợp đồng quảng cáo….Tuy nhiên, điều luật này không kiểm soát những chi phí dùng cho việc xây dựng SVĐ, khu tập luyện hoặc đào tạo cầu thủ trẻ.
Các điều khoản được công bố trong FFP
Các điều khoản được FFP ban hành như sau:
- Các đội bóng sẽ cần phải công khai tất cả những chi phí cho hoạt động chuyển nhượng. Đồng thời, các đội bóng cũng sẽ cần phải công khai cả tiền hoa hồng dành cho nhà đại diện.
- Nếu như trên TTCN, đội bóng lỗ hơn 100 triệu đồng thì sẽ được UEFA đặt trong tình trạng báo động. Các CLB sẽ cần phải đảm bảo được tài chính thì mới có thể tiếp tục tham gia các mùa giải.
Ưu điểm và nhược điểm của FFP là gì?
Nhiều tranh luận đã được đưa ra về việc luật công bằng tài chính có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực cho đội bóng. Hãy cùng truc tiep bong da Về Bờ TV tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm của điều luật này nhé!
Ưu điểm
- Trước tiên, luật FFP ra đời mang lại sự cạnh tranh công bằng hơn giữa các câu lạc bộ. Những ông chủ giàu có thường sẵn sàng chi ra khoản tiền khổng lồ để chiêu mộ những cầu thủ giỏi nhất. Và điều này vô hình đã gây nên sự mất cân bằng giữa trình độ của các CLB với nhau.
- Ngoài ra, FFC còn được ban hành để kiểm soát tình trạng “lạm phát” giữa những đội bóng. Điều luật này cũng giúp cho những đội bóng có thể xây dựng được nền tảng tài chính vững chắc cho mình.
- Ngoài ra, FFP còn mang lại tính hấp dẫn và cạnh tranh cho các giải đấu. Trình độ các đội bóng sẽ ngang nhau hơn, từ đó tránh được những trận đấu không cần xem đã biết trước kết quả.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, luật công bằng tài chính vẫn cho thấy khá nhiều điểm bất cập như sau:
- Khoảng cách về tài chính cũng như sức mạnh của những đội bóng chưa được thật sự rút ngắn. Thậm chí nhiều người còn cho rằng điều luật này đang nhấn mạnh khoảng cách giàu nghèo của các CLB.
- Mặc dù đã ban hành FFP nhưng thực tế cho thấy, nó chưa thất ự chi phối mạnh mẽ nền bóng đá. Các cầu thủ giỏi với trình độ cao vẫn sẽ lựa chọn đầu quân cho nơi trả số tiền cao nhất. Chính vì vậy, trình độ giữa các đội vẫn là khoảng cách rất lớn
- Những án phạt tại FFP vẫn còn rất nhẹ và không đủ sức răn đe. Chính vì vậy vẫn còn có khá nhiều đội bóng “lách luật”.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về luật công bằng tài chính mà truc tiep bong da Về Bờ TV muốn giới thiệu với bạn. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về một trong những điều luật “bất ổn” nhất của làng bóng đá nhé!